Bài viết

Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm creatinin trong máu

Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm creatinin trong máu

Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm creatinin trong máu Creatinin máu là sản phẩm dị hóa của creatin sinh ra từ quá trình creatin phosphate phản ứng với ADP tạo ra creatin và giải phóng năng lượng. Creatinin có nguồn gốc ngoại sinh là từ thức ăn và nguồn gốc nội sinh phần lớn từ gan (tổng hợp từ arginine và methionine), một lượng nhỏ được tổng hợp từ thận, tụy. Xét nghiệm định lượng creatinin trong máu sẽ giúp chúng ta biết được nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó chủ yếu đánh giá chức năng thận.

Xét nghiệm định lượng creatinin trong máu

Xét nghiệm định lượng creatinin trong máu

1. Xét nghiệm định lượng creatinin máu

Xét nghiệm định lượng creatinin máu giúp chúng ta biết được nồng độ creatinin trong máu. Creatinin được lọc qua cầu thận và được thận đào thải ra ngoài, không được các ống thận tái hấp thu. Do đó nếu thận hoạt động tốt thì creatinin sẽ được đào thải tốt và ngược lại. Do đó, xét nghiệm định lượng creatinin thường được chỉ định để đánh giá chức năng thận (thường được sử dụng cùng với hệ số thanh thải của creatinine).

Cũng giống như định lượng glucose trong máu, định lượng creatinin máu cũng thay đổi theo giờ. Sau khi ăn, nồng độ creatinin thường tăng nhẹ và tăng cao hơn nếu ăn một lượng lớn protein. Thông thường, định lượng creatinin máu cao nhất vào khoảng 7 giờ tối (trung bình cao hơn 20-40% so với buổi sáng) và thấp nhất vào khoảng 7 giờ sáng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến định lượng creatinin máu bao gồm: khối lượng cơ thể, định lượng protein nạp vào cơ thể, tình trạng sức khỏe, một số loại thuốc… và có thể thay đổi ở mỗi người.

Nồng độ creatinin máu bình thường của nữ giới là 0.5-1.1 mg/dl hoặc 44-97 umol/l (đơn vị SI) và ở nam giới khỏe mạnh là 0.6-1.2 mg/dl hoặc 53-106 umol/l (đơn vị SI).

2. Định lượng creatinin máu cao khi nào?

Một số trường hợp khiến định lượng creatinin máu tăng như:

  • Suy thận do nguồn gốc trước thận: Ảnh hưởng của thuốc hạ huyết áp và thuốc lợi tiểu, cơ thể mất nước dẫn đến giảm khối lượng tuần hoàn, suy tim mất bù, xuất huyết, hẹp động mạch thận ..
  • Suy thận do nguồn gốc tại thận:

+ Tổn thương cầu thận: Huyết áp cao, tiểu đường, viêm cầu thận, bệnh lupus ban đỏ hệ thống, lắng đọng lgA tại cầu thận (bệnh Berger) , thoái hóa thận dạng tinh bột (bệnh nhiễm Amyloid), điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển Angiotensin …

+ Tổn thương ống thận: viêm thận – bể thận cấp hay mạn tính, sỏi thận, đa u tủy xương, tăng calci máu, tăng acid uric máu, do sử dụng các thuốc gây độc cho thận (rifampicin, sminoglycosid ..), nhiễm độc (chì, thủy ngân, CCl4 ..)

  • Suy thận do nguồn gốc sau thận: Sỏi thận, khối u tử cung (fibroma, ung thư biểu mô tuyến ..), xơ hóa sau phúc mạc, ung thư tiền liệt tuyến, u bàng quang ..

3. Định lượng creatinin máu thấp khi nào?

Một số trường hợp khiến định lượng creatinin máu giảm như:

  • Yếu tố sinh lý như đối với phụ nữ có thai;
  • Người bị suy dinh dưỡng nặng;
  • Hòa loãng máu;
  • Bệnh cơ gây teo mô cơ.
  • Hội chứng tiết hormone chống bài niệu (ADH) không thích hợp

4. Khi nào cần xét nghiệm định lượng creatinin máu?

Xét nghiệm định lượng creatinin máu thường được chỉ định để chẩn đoán suy giảm chức năng thận, thường được chỉ định kèm với xét nghiệm định lượng ure máu. Tỷ lệ ure/creatinine máu bình thường nằm trong khoảng 6:1 đến 20:1.

Xét nghiệm này cần được thực hiện thường xuyên, định kỳ để nắm bắt được tình trạng cơ thể. Những người có dấu hiệu của suy giảm chức năng thận cần thực hiện ngay xét nghiệm định lượng creatinin máu. Các dấu hiệu bao gồm:

  • Người mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, khó tập trung;
  • Đái ra máu;
  • Nước tiểu sẫm màu giống màu cafe;
  • Giảm lượng nước tiểu;
  • Sưng hoặc phù mặt, bụng, đùi, mắt cá chân, đặc biệt là vùng xung quanh mắt;
  • Đau bên hông, dưới khung sườn;
  • Tăng huyết áp.

Lưu ý, trước khi xét nghiệm, bệnh nhân cần nhịn ăn khoảng 6 – 8 tiếng. Tốt nhất là nên xét nghiệm vào buổi sáng khi chưa ăn gì và ngừng sử dụng các loại thuốc. Nếu cần phải uống thuốc trước khi thực hiện xét nghiệm thì người bệnh nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm.

Xét nghiệm định lượng Creatinin đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị tích cực các bệnh lý ở thận. Vì vậy, nếu có nguy cơ cao mắc bệnh thận hoặc có dấu hiệu cảnh báo suy thận, bệnh nhân nên sớm tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm nồng độ Creatinin và các phương pháp chẩn đoán khác.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ 0909.000.966 để dược giải đáp mọi thắc mắc.

Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm HbA1c

Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm HbA1c

Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm HbA1c HbA1c là một trong những chỉ số xét nghiệm rất quan trọng với bệnh nhân đái tháo đường vì nó phản ánh tình trạng glucose máu trong 3 tháng vừa qua của họ đã được kiểm soát tốt hay chưa. Trên cơ sở đó giúp cho bệnh nhân cũng như bác sĩ điều trị có kế hoạch điều trị kịp thời cũng như phòng ngừa các biến chứng của bệnh gây ra. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không hiểu đúng tầm quan trọng của chỉ số này nên việc kiểm tra chỉ số HbA1c đang ít được sử dụng. Vậy chỉ số HbA1c là gì, có ý nghĩa như thế nào trong chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường ?

Tổng quan về HbA1c

Tổng quan về HbA1c

1. Chỉ số HbA1c là gì?

 

HbA1c là một loại hemoglobin đặc biệt kết hợp giữa hemoglobin và đường glucose, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu. HbA1c tồn tại trong hồng cầu, có chức năng vận chuyển oxy và glucose đi nuôi cơ thể.

Sự hình thành HbA1c xảy ra chậm 0.05% trong ngày và tồn tại suốt trong đời sống của hồng cầu 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong vòng 4 tuần lễ.

Bình thường HbA1c chiếm 4-6% trong toàn bộ hemoglobin.

Chỉ số HbA1c cao khi tăng trên bình thường 1% tương ứng với giá trị đường huyết bạn tăng lên 30mg/dl hay 1.7mmol/l.

Khi HbA1c > 6.5% chứng tỏ bạn đang kiểm soát đường huyết kém.

Khi HbA1c < 6.5% cho thấy bạn đang kiểm soát đường huyết tốt.

Xét nghiệm HbA1c được thực hiện bằng cách lấy một mẫu máu nhỏ của bạn, mẫu máu sẽ được đo chỉ số tại phòng xét nghiệm, kết quả được tính theo tỷ lệ phần trăm hemoglobin của máu.

2. Tại sao cần kiểm soát chỉ số HbA1c?

Chỉ số HbA1c phản ánh tình trạng kiểm soát đường của bệnh nhân liên tục trong 3 tháng giúp cho bệnh nhân và bác sĩ điều trị có kế hoạch điều trị tiếp. Ngoài ra HbA1c có giá trị chẩn đoán cũng như tầm soát sớm tiền đái tháo đường.

Đối với bệnh nhân tiểu đường, chỉ số HbA1c < 6.5% có nghĩa đường máu của bạn đang được kiểm soát tốt, điều này có nghĩa có thể làm chậm và ngăn ngừa sự phát triển các biến chứng về mắt, thận, tim mạch và thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra.

Chỉ số HbA1c có thể sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường ( Hiệp hội đái tháo đường hoa kỳ).

3. Theo dõi chỉ số HbA1c như thế nào?

Tất cả các bệnh nhân đái tháo đường type 1 và type 2 tốt nhất nên xét nghiệm chỉ số HbA1C 3 tháng/ 1 lần. Trường hợp không có điều kiện thì tối thiểu 6 tháng/ 1 lần. Dựa vào kết quả đó ta có thể xây dựng kế hoạch điều trị tiếp theo cho bệnh nhân để phòng ngừa tối đa các biến chứng của bệnh gây ra như biến chứng mạch máu và thần kinh.

Chỉ số HbA1c lý tưởng nhất là < 6.5%. Một số trường hợp có thể chấp nhận ở mức 6,5 đến 7%. Nếu HbA1C > 7% báo động tình trạng kiểm soát glucose của bạn đang rất xấu.

4. Làm như thế nào để HbA1c dưới 6.5%?

Kiểm soát mức đường huyết ổn định liên tục 24 giờ trong ngày là tác động chính trong việc làm giảm chỉ số HbA1c theo mục tiêu.

Muốn mình kiểm soát đường huyết ổn định trong thời gian lâu dài đòi hỏi bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt hàng ngày về chế độ ăn, chế độ tập luyện, chế độ dùng thuốc và tự theo dõi đường huyết tại nhà.

5. Theo dõi đường huyết khi đói và HbA1c khác nhau như thế nào?

  • Theo dõi đường huyết khi đói chỉ cho thấy giá trị đường huyết ở thời điểm làm xét nghiệm.
  • Còn xét nghiệm HbA1c phản ánh bức tranh lớn hơn và toàn diện hơn về tỷ lệ % trung bình đường huyết của bạn trong 3 tháng vừa qua. Nhưng chỉ số HbA1C có ý nghĩa và giá trị hơn glucose máu đói tại 1 thời điểm.

Chính những vì những giá trị của HbA1C đó mà hiện nay xét nghiệm HbA1c là một trong những xét nghiệm được thực hiện trong Gói sàng lọc tim mạch và tiểu đường tại Xét Nghiệm Máu, giúp phát hiện sàng lọc sớm bệnh đái tháo đường và từ đó có kế hoạch điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ 0909.000.966 để dược giải đáp mọi thắc mắc.

Ý nghĩa xét nghiệm protein máu

Ý nghĩa xét nghiệm protein máu

Ý nghĩa xét nghiệm protein máu Xét nghiệm protein máu là một phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng đơn giản, chi phí thấp, dùng để đánh giá hàm lượng protein trong máu. Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ có cơ sở để đưa ra các chẩn đoán, gợi ý bệnh chính xác, hợp lý, đặc biệt với các bệnh lý gan, thận, khớp,

Tổng quan xét nghiệm protein máu

Tổng quan xét nghiệm protein máu

1. Protein máu là gì?

Máu là thành phần vô cùng quan trọng trong tổ chức của cơ thể, máu lưu thông trong các động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trên cơ thể để thực hiện các chức năng sinh lý quan trọng.

Bên cạnh đó máu còn đưa các chất dinh dưỡng đến các mô và đưa các chất cặn bã từ các mô về các cơ quan bài tiết ra bên ngoài, chức năng chính của máu gồm bài tiết, bảo vệ, điều hoà và dinh dưỡng.

Trong đó protein máu (protein huyết tương) là những protein có trong huyết tương có chức năng vô cùng quan trọng như:

  • Tham gia cấu tạo nên cơ thể.
  • Tạo ra áp lực keo giúp cơ thể thực hiện quá trình vận chuyển và trao đổi muối nước.
  • Ngoài ra protein còn tham gia thành phần hệ thống đệm góp phần giữ cân bằng pH cho máu.
  • Đặc biệt protein còn là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể: globulin là yếu tố miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể, bên cạnh đó fibrinogen còn tham gia vào quá trình đông máu giúp cầm máu khi bị xây xước, chấn thương.
  • Vận chuyển hormon và các enzym, protein còn làm nhiệm vụ vận chuyển thuốc như thuốc kháng sinh, coumarin, salicylate, thuốc ngủ..
  • Chúng phục vụ nhiều chức năng khác nhau, bao gồm vận chuyển chất béo, nội tiết tố, vitamin và khoáng chất trong hoạt động và chức năng của hệ thống miễn dịch. Các protein máu khác hoạt động như các enzyme, các thành phần bổ sung, các chất ức chế protease hoặc tiền chất kinin.

Trong protein máu, albumin huyết thanh chiếm 55% protein trong máu, và là một đóng góp chính để duy trì áp suất thẩm thấu của huyết tương để hỗ trợ trong việc vận chuyển lipit và hormone steroid. Globulin chiếm 38% protein trong máu và vận chuyển ion, kích thích tố và chất béo hỗ trợ chức năng miễn dịch. Fibrinogen bao gồm 7% protein trong máu; chuyển đổi fibrinogen thành fibrin không hòa tan là điều cần thiết cho việc đông máu.

2. Protein máu bình thường là bao nhiêu?

Ở người bình thường thì protein huyết tương giao động trong khoảng từ 60 đến 80 g/l, trong đó albumin là từ 38 đến 54 g/l và globulin từ 26 đến 42 g/l.

Có thể dùng phương pháp điện di để phân tích và định lượng các thành phần protein huyết tương. Phương pháp này được chỉ định với những trường hợp như đa u tuỷ xương, bệnh gan (xơ gan, viêm gan…), bệnh thận (hội chứng thận hư nhiễm mỡ, viêm cầu thận…), suy kiệt, kiểm tra sức khỏe định kỳ…

Việc lấy mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

3. Ý nghĩa xét nghiệm protein máu

Xét nghiệm định lượng protein toàn phần, albumin huyết tương có ý nghĩa để đánh giá chức năng tổng hợp của gan.

Bên cạnh đó việc định lượng protein trong máu còn giúp ta đánh giá được nhiều tình trạng bệnh tật khác khi protein máu có sự tăng hoặc giảm

Protein máu giảm trong các trường hợp sau:

  • Giảm cung cấp protein cho cơ thể: Suy dinh dưỡng, cơ thể suy kiệt, rối loạn tiêu hoá, kém hấp thu…
  • Bệnh lý gây giảm sản xuất protein: Bệnh lý gây giảm chức năng gan như xơ gan, viêm gan mạn…
  • Các bệnh lý về thận gây mất protein ra bên ngoài qua nước tiểu như: Hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn.suy dinh dưỡng, suy kiệt do ung thư, viêm gan mạn, xơ gan.
  • Các bệnh lý gây tăng việc sử dụng protein như đái tháo đường giai đoạn muộn, ung thư…

Ngoài ra nồng độ protein máu tăng trong các trường hợp sau: đa u tuỷ xương, u tương bào.

4. Protein máu và Xét nghiệm protein máu

Protein máu (protein huyết tương) là những protein có trong huyết tương gồm có 3 thành phần chính:

  • Albumin chiếm 55% protein trong máu, đóng góp chính để duy trì áp suất thẩm thấu của huyết tương để hỗ trợ trong việc vận chuyển lipit và hormone steroid.
  • Globulin chiếm 38% protein trong máu và vận chuyển ion, kích thích tố và chất béo hỗ trợ chức năng miễn dịch.
  • Fibrinogen bao gồm 7% protein trong máu; chuyển đổi fibrinogen thành fibrin không hòa tan là điều cần thiết cho việc đông máu.

Tế bào gan là nơi duy nhất tổng hợp albumin và fibrinogen, còn globulin sẽ được sản xuất bởi các tế bào miễn dịch (tủy xương, lách, tế bào lympho,…).

Hàm lượng protein trong cơ thể sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe và những bất thường liên quan đến các bệnh lý gan, thận, khớp,..

Bình thường protein sẽ có một hàm lượng nhất định trong máu. Protein máu là chỉ số quan trọng của cơ thể, phản ánh tình trạng sức khỏe.

Xét nghiệm protein máu thực hiện đo hàm lượng albumin và globulin có trong huyết thanh.

5. Chỉ định xét nghiệm protein máu

Xét nghiệm protein máu là xét nghiệm cơ bản và được thực hiện khá phổ biến trong khám sức khỏe tổng quát.

Xét nghiệm protein máu được chỉ định khi bệnh nhân có triệu chứng:

  • Chán ăn, ăn không ngon, sút cân không rõ nguyên nhân.
  • Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng.
  • Có dấu hiệu bị phù, sưng.
  • Đi tiểu khó.
  • Nôn và buồn nôn.
  • Người bị suy dinh dưỡng.

Những người mắc các bệnh lý về gan, thận, đường tiêu hóa là các đối tượng này được bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm protein định kỳ.

6. Kết quả các chỉ số protein máu

Giá trị bình thường của protein trong máu trong khoảng từ 60 – 80 g/L, trong đó albumin từ 38 – 54 g/L và globulin từ 26 – 42 g/L.

Protein máu tăng là biểu hiện của:

  • Bệnh viêm tụy cấp, viêm tủy xương, loét dạ dày tá tràng.
  • Các tình trạng nhiễm trùng cấp, mất nước, rối loạn protein máu.
  • Các bệnh lý về gan như viêm gan do virus, xơ gan, ung thư gan giai đoạn tiến triển, vàng da tắc mật,…
  • Đái tháo đường.
  • Hội chứng thận hư, viêm cầu thận mạn.
  • Viêm khớp dạng thấp, đa u tủy xương, U lympho Hodgkin, lupus ban đỏ hệ thống,…

Protein máu giảm là biểu hiện của:

  • Các tình trạng tế bào gan suy giảm chức năng dẫn đến giảm tổng hợp albumin.
  • Globulin giảm trong các trường hợp hội chứng thận hư, bỏng, bệnh lý đường ruột, do hòa loãng máu, giai đoạn sau sinh, người bị suy giảm gamma globulin bẩm sinh,…
  • Fibrinogen giảm trong các bệnh lý về gan, bệnh huyết khối, sử dụng thuốc tiêu fibrinogen, suy giảm fibrinogen bẩm sinh,…

Việc phát hiện protein tăng cao hoặc giảm thấp từ giai đoạn sớm của bệnh, giúp cho bác sĩ có gợi ý chẩn đoán chính xác bệnh.

Nhìn chung, chỉ số protein máu rất có giá trị trong việc giúp bác sĩ định hướng và gợi ý các bệnh gan, thận, tiêu hóa,… Đây là một xét nghiệm đơn giản, dễ thực hiện và chi phí thấp, do đó bạn đọc nên thực hiện xét nghiệm định kỳ để theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ 0909.000.966 để dược giải đáp mọi thắc mắc.