Bài viết

Chế độ ăn bệnh suy thận mạn

Chế độ ăn bệnh suy thận mạn

Chế độ ăn bệnh suy thận mạn hầu hết các bệnh lý thận mạn tính dù khởi phát là bệnh cầu thận, bệnh ống kẽ thận hay bệnh mạch thận đều có thể dẫn đến suy thận mạn. Suy thận mạn là hậu quả của các bệnh mạn tính của thận gây giảm sút từ từ số lượng nephron về chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận. Khi mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 50% (60 ml/phút) so với mức bình thường (120 ml/phút) thì được xem là có suy thận mạn.

TÌM HIỂU NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH SUY THẬN MẠN

Hầu hết các bệnh lý thận mạn tính dù khởi phát là bệnh cầu thận, bệnh ống kẽ thận hay bệnh mạch thận đều có thể dẫn đến suy thận mạn. Suy thận mạn là hậu quả của các bệnh mạn tính của thận gây giảm sút từ từ số lượng nephron về chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận. Khi mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 50% (60 ml/phút) so với mức bình thường (120 ml/phút) thì được xem là có suy thận mạn.

Chăm sóc bệnh nhân suy thận mãn tính

Chăm sóc bệnh nhân suy thận mãn tính

Suy thận mạn là một trong những hội chứng diễn biến theo từng giai đoạn: trong giai đoạn sớm chỉ có một số triệu chứng rất kín đáo, ngược lại vào giai đoạn cuối biểu hiện rầm rộ với hội chứng urê máu cao. Quá trình diễn biến của suy thận mạn có thể kéo dài từ nhiều tháng đến nhiều năm.

CÁC TÁC NHÂN CHÍNH DẪN ĐẾN CĂN BỆNH SUY THUẬN MẠN:

– Do viêm cầu thận mạn: Chiếm 40%.

– Viêm thận bể thận mạn: Chiếm 30%.

– Các bệnh mạch máu ở thận:

+ Do xơ mạch máu thận.

+ Hẹp hoặc tắc mạch thận.

– Do hậu quả của các bệnh gây tổn thương thận:

+ Cholagen.

+ Gout.

+ Đái đường.

– Bệnh thận bẩm sinh di truyền:

+ Thận đa nang.

+ Loạn sản thận.

Một số những dấu hiện nhận bệnh để có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn phù hợp- Phù nhẹ, kín đáo hoặc không phù.

– Đái ít.

– Tăng huyết áp: Chiếm 80%.

+ Đau đầu, mắt nhìn mờ.

+ Tăng cả huyết áp tối đa và tối thiểu.

+ Tăng huyết áp lâu ngày dẫn đến suy tim trái.

– Thiếu máu:

+ Hoa mắt chóng mặt.

+ Đi khám thấy da xanh, niêm mạc nhợt, móng tay khô, tóc khô, dễ gẫy, và rụng nhiều.

– Suy tim, nhịp tim nhanh, mạch nhanh.

– Hội chứng tăng urê máu:

+ Huyết áp tăng (do tế bào cận cầu thận tiết ra Renin gây co mạch tăng huyết áp)

+ Nhịp tim nhanh, tim có tiếng ngựa phi, rối loạn dẫn truyền nặng (viêm cơ tim do nhiễm độc), có tiếng cọ màng ngoài tim (do viêm màng ngoài tim).

+ Hô hấp: Khó thở, kèm triệu chứng thở nhanh sâu, rối loạn nhịp thở Cheyne Stokes, hơi thở có mùi Amoniac (do nhiễm toan).

+ Tiêu hoá: Bụng chướng, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn, ỉa lỏng. Có thể dẫn đến xuất huyết dạ dầy ruột.

+ Thần kinh: Bệnh nhân kích thích vật vã, nổi loạn tâm thần, co giật hoặc có thể đi vào hôn mê.

Người bệnh cần được theo dõi tiến triển và một số các biến chứng để có thể chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn phù hợp.

– Tiến triển: Bệnh có thể tiến triển qua 4 giai đoạn suy thận. Cùng với mMức độ suy thận chủ yếu dựa vào Creatinin máu và một số mức lọc cầu thận.

Một số lưu ý trong:  Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi thận

Biến chứng bệnh suy thận mạn:

+ Ngừng tim do tăng Kali máu.

+ Một số bệnh suy tim.

+ Bệnh có thể do hôn mê sâu hoặc do tăng Urê máu và Creatinin máu.

Phương pháp chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn bao gồm:

– Hỏi chi tiết tính chất phù và số lượng nước tiểu 24 giờ.

– Hỏi và quan sát một số các triệu chứng:

+ Có hoa mắt chóng mặt không?

+ Có buồn nôn, nôn không?

+ Có khó thở?

+ Quan sát da có xanh, niêm mạc có nhợt không, có xuất huyết không?

+ Mắt có mờ không ?

+ Đo huyết áp.

+ Tinh thần tỉnh hay lơ mơ?

Cần thực hiện một số các xét nghiệm như:

+ Urê máu, Creatinin máu.

+ Điện giải đồ , PH máu.

+ Protein niệu, tế bào niệu.

+ Điện tim, siêu âm thận.

Một số chẩn đoán chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn

– Rối loạn dịch và điện giải do suy giảm chức năng bài tiết, do giảm lưu lượng nước tiểu.

– Rối loạn dinh dưỡng do chán ăn, rối loạn chức năng dạ dày ruột, do chế độ ăn hạn chế.

– Bệnh nhân có thể dẫn đến một số những thiếu hụt kiến thức về bệnh và chế độ điều trị .

– Những thay đổi trạng thái tâm lý do mắc bệnh nghiêm trọng và cuộc sống phụ thuộc.

LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN:

– Cần duy trì cân bằng dịch và điện giải.

– Duy trì một số các chất dinh dưỡng nhằm thoả đáng cho bệnh nhân.

– Có thể cần tăng thêm những sự hiểu biết của bệnh nhân về bệnh và một số chế độ trong việc điều trị.

– Cải thiện trạng thái tâm lý cho bệnh nhân.

THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN:

* Duy trì cân bằng điện giải:

–  Đánh giá tình trạng dịch và điện giải:

+ Thực hiện một số những xét nghiệm điện giải trong máu và theo dõi kết quả.

+ Cân nặng bệnh nhân hàng ngày.

+ Theo dõi và kiểm tra chế độ ăn, và lượng dịch điện giải vào bằng đường ăn uống.

+ Theo dõi mạch, huyết áp, tần số thở.

– Cần hạn chế tất cả các nguồn cung cấp dịch và điện giải.

+ Hạn chế một số các loại thuốc có chất điện giải.

+ Hạn chế các loại nước uống và thức ăn chứa dịch và điện giải.

+ Hạn chế một số các loại dịch truyền, nước uống.

– Cần giảng giải cho bệnh nhân hiểu được việc hạn chế dịch và điện giải bằng cách hạn chế lượng nước uống và lượng nước có trong thức ăn.

* Cần có một số những phương án duy trì dinh dưỡng thoả đáng cho bệnh nhân:

– Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bằng:

+ Cân nặng bệnh nhân hàng ngày.

+ Định lượng Calo trong bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân.

+ Phát hiện thiếu hụt Protein: Tình trạng da, Protein trong máu.

+ Phát hiện những dấu hiệu làm nặng thêm tình trạng rối loạn dinh dưỡng: Chán ăn, buồn nôn và nôn. Viêm dạ dày ruột và ỉa chảy.

– Giải thích cho bệnh nhân hiểu tại sao phải hạn chế Protein, hạn chế muối, hạn chế uống nước, hạn chế Kali.

– Cung cấp cho bệnh nhân danh sách các loại thức ăn được cho phép và các loại thức ăn hạn chế.

+ Giảm bớt chến độ ăn Protit ( Cúng cần nên chọn những thức ăn Protit có giá trị sinh học cao như: trứng, sữa, thịt nạc, cá…)

+ Khuyến khích người bệnh có một chế độ ăn nhiều Calo, ít Protit, ít Natri, ít Kali.

– Ăn tăng nhiều tinh bột đường, mật mía, và một số các loại khoai.

– Hạn chến ăn hoa quả có nhiều Kali: Hồng xiêm, đu đủ, chuối tiêu…

– Hạn chế các loại rau dạng củ: Củ cải, củ xu hào, vì trong các loại rau này có nhiều kali.

– Tránh không cho bệnh nhân ăn ngay sau khi uống thuốc vì sẽ làm giảm cảm giác ngon miệng.

– Vệ sinh răng miệng trước khi ăn để tăng thêm cảm giác ngon miệng.

– Tạo không khí thoải máu vui vẻ trong bữa ăn.

– Tăng cường một số các vitamin nhất là vitamin nhóm B.

– Cân hàng ngày để đánh giá tình trạng dinh dưỡng.

* Tăng cường sự hiểu biết của bệnh nhân về bệnh và chế độ điều trị:

– Cung cấp một số những thông tin tối thiểu bằng lời nói đơn giản dễ hiểu cho bệnh nhân về vai trò của thận đối với cơ thể.

* Cần có được một số những bước nhằm cải thiện trạng thái tâm lý cho bệnh nhân khi chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn:

– Chúng ta phải thông cảm để chia sẻ nỗi bất hạnh với bệnh nhân.

– Động viên khuyến khích họ tham gia chế độ điều trị lâu dài và nuôi dưỡng hy vọng cho bệnh nhân chấp nhận một cuộc sống tuy bị phụ thuộc nhưng chưa phải là hết mọi hy vọng.

Đánh giá kết quả của việc chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn: Tình trạng bệnh khá lên khi: Hết phù, đái nhiều lần. Yên tâm tin tưởng các phương pháp điều trị.

Để tìm nơi chuyên chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn hãy liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn chi tiết cụ thể, bạn cũng có thể dùng dịch vụ chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn Tâm An để an tâm làm việc và công tác.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ 0909.000.966 để dược giải đáp mọi thắc mắc.

Chế độ ăn ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol

Chế độ ăn ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol

Chế độ ăn ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol Xét nghiệm cholesterol toàn phần là xét nghiệm cho biết tổng lượng cholesterol trong máu. Do cholesterol máu cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, nên thường xuyên thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm định lượng cholesterol toàn phần là vô cùng cần thiết giúp kiểm soát tình trạng sức khỏe

Tổng quan xét nghiệm Cholesterol

Tổng quan xét nghiệm Cholesterol

1. Xét nghiệm cholesterol toàn phần là gì?

Cholesterol là chất béo có trong máu và tất cả tế bào trong cơ thể. Cholesterol có vai trò quan trọng, giúp cấu tạo nên màng tế bào, tạo ra mật giúp tiêu hóa thức ăn chứa chất béo, đóng vai trò trung tâm cho nhiều phản ứng sinh hóa, cần thiết cho sự sản xuất hormon tuyến sinh dục, tuyến thượng thận,… Có hai nguồn cung cấp cholesterol cho cơ thể, đó là cholesterol do cơ thể tự sản xuất ở gan (chiếm 80%) và cholesterol ngoại sinh, được cung cấp qua thức ăn, đặc biệt là thức ăn giàu cholesterol như phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, thịt, sữa,…

Như vậy, cholesterol là vô cùng cần thiết và không thể thiếu trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu cơ thể được cung cấp quá nhiều cholesterol, lượng cholesterol không được sử dụng có thể tích tụ trong mạch máu, thời gian dài sẽ tạo thành các mảng xơ vữa, gây thu hẹp, tắc nghẽn mạch máu, gây nhiều bệnh tim mạch và nguy cơ đột quỵ. Do đó, theo dõi và duy trì ổn định lượng cholesterol, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe.

Trong cơ thể có nhiều loại cholesterol, xét nghiệm định lượng cholesterol toàn phần là xét nghiệm cho biết tổng lượng cholesterol được tìm thấy trong máu người bệnh. Nồng độ cholesterol toàn phần được tạo thành từ:

  • LDL-Cholesterol (Low density lipoprotein cholesterol): Có tên đầy đủ là “lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp”. LDL được cấu tạo bởi lớp ngoài là lipoprotein và lõi là cholesterol. LDL được gọi là “cholesterol xấu” vì chúng thường tích tụ trên thành động mạch gây tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ. Giá trị bình thường của LDL-Cholesterol là <130mg/dL, lượng LDL-Cholesterol càng cao so với giá trị bình thường, nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch càng cao.
  • HDL- Cholesterol (High density lipoprotein cholesterol): Gọi là “lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao”. HDL-cholesterol được gọi là “cholesterol tốt” vì chúng giúp loại bỏ, thu nhặt LDL và các cholesterol xấu khác, vận chuyển các cholesterol xấu về gan để xử lý. HDL-cholesterol giúp bảo vệ thành mạch, giữ sạch mạch máu, giúp mạch máu khỏe mạnh. Nếu lượng HDL-cholesterol >60mg/dL, đây là dấu hiệu tốt đối với sức khỏe tim mạch. Nếu HDL <40mg/dL đây là dấu hiệu không tốt.
  • Triglycerid: Là chất béo trung tính trong máu. Nồng độ triglycerid bình thường <150mg/dL, từ 150-199mg/dL là cao nhẹ, từ 200-499mg/dL là mức cao và > 500mg/dL là mức rất cao. Tăng triglycerid làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch nguy hiểm khác.

Chỉ số xét nghiệm cholesterol toàn phần phản ánh nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Do đó, nếu kết quả xét nghiệm định lượng cholesterol toàn phần càng cao thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng lớn. Trị số bình thường của cholesterol toàn phần là dưới 200mg/dL (<5.2 mmol/L). Trị số cholesterol toàn phần không tốt, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi trên 240 mg/dL (>6.2 mmol/L).

2. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm cholesterol toàn phần?

Các thực phẩm ăn trước khi làm xét nghiệm có thể ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol trong cơ thể. Do đó để kết quả xét nghiệm chính xác, bệnh nhân nên nhịn ăn trước khi xét nghiệm từ 9-12 giờ, có thể uống nước lọc, không uống sữa, nước ngọt, cà phê, hút thuốc,… Tuyệt đối không dùng rượu bia, chất kích thích, đồ uống có ga, có cồn trước xét nghiệm 24 giờ, vì có thể làm sai lệch kết quả. Thời điểm lấy máu xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng.

3. Các yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến chỉ số xét nghiệm cholesterol toàn phần

Kết quả xét nghiệm cholesterol toàn phần chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

  • Chế độ ăn của bệnh nhân: Nếu bệnh nhân vừa ăn các thực phẩm giàu cholesterol như trứng, phủ tạng động vật,… sẽ làm tăng nồng độ cholesterol máu, kết quả xét nghiệm bị sai lệch.
  • Một số loại thuốc như: Thuốc an thần, lansoprazol, levodopa, thuốc chẹn bêta giao cảm, thuốc ngừa thai, thuốc lợi tiểu thiazid, vitamin D, phenytoin, phenobarbital,… có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Lượng cholesterol máu mùa đông thường cao hơn mùa hè khoảng 8%.

4. Làm gì khi để kiểm soát chỉ số cholesterol toàn phần?

Cholesterol máu có thể cao ngay cả khi người bệnh không có triệu chứng gì, do đó các chuyên gia y tế khuyên nên tất cả người trưởng thành nên xét nghiệm cholesterol máu theo định kỳ để theo dõi, kiểm soát cholesterol máu ít nhất 5 năm/lần. Nếu kết quả xét nghiệm cholesterol cao, việc phát hiện sớm sẽ giúp quá trình điều trị thuận lợi và hiệu quả hơn.

Để duy trì nồng độ cholesterol ở mức tốt cho sức khỏe, nên duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục mỗi ngày, chế độ ăn uống đủ chất, ăn nhiều chất xơ, hạn chế các thực phẩm có nhiều cholesterol như thịt đỏ, các chế phẩm từ sữa, phủ tạng động vật,… Hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ 0909.000.966 để dược giải đáp mọi thắc mắc.