Xét nghiệm đường huyết Bình Dương ?

Xét nghiệm đường huyết Bình Dương ?

Xét nghiệm đường huyết Bình Dương Thông thường lượng glucose sẽ nằm ở một mức nhất định đủ để duy trì chuyển hóa trong cơ thể nhưng cũng có lúc glucose tăng lên bất thường thể hiện một tình trạng bệnh lý như đái tháo đường. Chỉ số xét nghiệm đường huyết sẽ giúp đánh giá cụ thể lượng đường trong cơ thể cũng như hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề mà cơ thể mắc phải.

Xét nghiệm glucose

Xét nghiệm glucose

1. Xét nghiệm đường huyết là gì?

 

Xét nghiệm đường huyết Bình Dương là xét nghiệm dùng để đo lượng glucose trong máu của cơ thể, được thực hiện chủ yếu để kiểm tra bệnh đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2 và đái tháo đường thai kỳ. Chỉ số đường huyết bình thường được đánh giá là an toàn cần đảm bảo:

  • Từ 90-130 mg/dl (5,0-7,2 mmol/l) đối với đường huyết khi đói
  • Thấp hơn 180 mg/dl ( 10 mmol/l) sau khi ăn
  • Từ 110-150 mg/dl (6-8,3 mmol/l) trước lúc đi ngủ

Chỉ số glucose thể hiện qua xét nghiệm đường huyết lúc đói sẽ chịu sự ảnh hưởng của Insulin là một loại hormon tiết ra bởi tuyến tụy và giải phóng vào máu khi nồng độ glucose tăng cao. Vì một nguyên nhân nào đó mà cơ thể không tiết đủ insulin hoặc insulin không hoạt động đúng sẽ khiến lượng đường máu tăng lên không kiểm soát trong thời gian dài có thể gây tổn hại tới mắt, thận, dây thần kinh và mạch máu.

2. Các loại xét nghiệm đường huyết

 

Trong thực tế, có nhiều loại xét nghiệm đường huyết khác nhau để hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị gồm có:

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Được tiến hành khi bệnh nhân đã nhịn ăn ít nhất 8 tiếng và là xét nghiệm đầu tiên để chẩn đoán bệnh đái tháo đường
  • Xét nghiệm đường huyết 2 giờ sau ăn: Được tiến hành đúng 2 tiếng sau khi ăn. Đây không phải là xét nghiệm chẩn đoán mà là xét nghiệm để kiểm tra xem người bị tiểu đường có dùng đúng lượng insulin cần thiết tương ứng với bữa ăn hay không
  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Có thể thực hiện bất cứ lúc nào, không liên quan đến bữa ăn. Xét nghiệm có thể được tiến hành vài lần trong ngày và được cho là bất thường nếu có sự biến động lớn giữa các kết quả xét nghiệm trong ngày
  • Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống: Đây là xét nghiệm dùng để chẩn đoán tiền đái tháo đường và đái tháo đường và cả đái tháo đường thai kỳ. Máu sẽ được lấy sau khi người bệnh uống chất lỏng chứa glucose
  • Xét nghiệm HbA1c máu: Đây là xét nghiệm xác định lượng glucose kết hợp với hồng cầu có thể được dùng để chẩn đoán tiểu đường hoặc kiểm tra xem bệnh có được kiểm soát tốt hay không
Xét nghiệm HBa1C

Xét nghiệm HBa1C

3. Xét nghiệm đường huyết lúc đói đối với bệnh tiểu đường

 

Kết quả của xét nghiệm đường huyết lúc đói có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh tiểu đường, cụ thể như sau:

  • Người tham gia xét nghiệm bình thường nếu đường huyết dưới 6.0 mmol/l
  • Người tham gia có rối loạn đường huyết lúc đói ( hay chính là một dạng của tiền tiểu đường) sẽ có chỉ số đường huyết từ 6.1- 6.9 mmol/l
  • Người tham gia mắc bệnh tiểu đường nếu chỉ số xét nghiệm lớn hơn 7.0 mmol/l

4. Chuẩn bị cho các xét nghiệm đường huyết như thế nào?

Xét nghiệm đường huyết Bình Dương được chia làm 2 dạng là xét nghiệm đường huyết lúc đói và xét nghiệm đường huyết bất kỳ

Đối với xét nghiệm đường huyết lúc đói bệnh nhân cần nhịn ăn và uống trong vòng 8 tiếng trước xét nghiệm, chỉ được uống nước lọc. Để tránh phải nhịn đói cả ngày thì bệnh nhân nên xét nghiệm vào buổi sáng. Đối với xét nghiệm đường huyết bất kỳ thì bệnh nhân không cần phải chuẩn bị gì.

Đối với cả hai loại xét nghiệm thì chỉ số xét nghiệm đường huyết có thể bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như:

  • Stress do phẫu thuật, chấn thương, đột quỵ hoặc đau tim
  • Uống đồ uống có cồn, hút thuốc, uống nhiều caffeine
  • Một số thuốc ảnh hưởng đến lượng glucose trong máu

Mọi thông tin xin liên hệ Xét Nghiệm Bình Dương: 0766.51.61.61

 

Những lưu ý khi sử dụng ARV

Hiện nay Việt Nam đã có một số loại thuốc kháng virus (ARV) dùng trong phác đồ điều trị HIV/AIDS.

Nhu cầu bệnh nhân HIV/AIDS cần được điều trị ARV rất lớn trong khi nguồn thuốc còn hạn chế. Mặt khác ARV là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ vì vậy cần lưu ý một số điểm sau trong điều trị bằng ARV:

Chỉ dùng cho bệnh nhân “Có chỉ định” vì không phải tất cả mọi người có HIV đều có chỉ định điều trị bằng ARV. Chỉ định điều trị phải dựa vào giai đoạn lâm sàng hoặc số tế bào lympho, CD4 hoặc đề điều trị dự phòng phơi nhiễm, dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.

Một số tác dụng phụ hay gặp khi dùng ARV và cách hạn chế tác dụng phụ:

Buồn nôn: hay gặp khi dùng các thuốc: zidovudin (ZDV), stavudin (d4T); didanosin (ddI); abacavir (ABC); tenofovir (TDF); indinavir (IDV); saquinavir (SQV); lopinavir (LPV); ritonavir (RTV). Để hạn chế tác dụng phụ này, có thể cho uống thuốc trong bữa ăn. Tuy nhiên, IDV và ddI không nên dùng trong bữa ăn vì ảnh hưởng tới hấp thu và chuyển hóa thuốc.

Tiêu chảy: thường gặp khi dùng các thuốc: TDF, SQV, LPV, RTV. Khi bị tiêu chảy cần bù nước điện giải đầy đủ bằng đường uống (oresol) hoặc đường truyền nếu nặng. Có thể phải dùng các thuốc chống tiêu chảy để hạn chế tiêu chảy tạm thời.

Đau đầu: có thể gặp khi trong phác đồ điều trị có các loại thuốc như: ZDV, lamivudin (3TC), IDV, SQV, LPV. Có thể dùng thuốc giảm đau thông thường như paracetamol để giảm bớt đau đầu cho người bệnh.

Đau bụng, khó chịu ở bụng: thường gặp khi dùng các loại thuốc sau: ddI, ABC, SQV cần theo dõi kỹ, nếu đau liên tục cần tới cơ sở y tế nơi cấp thuốc để được hướng dẫn thêm, thậm chí phải thay thế thuốc khác hoặc đổi phác đồ.

Nổi ban đỏ, ngứa: các loại thuốc như ddI, 3TC, ABC, EFV, NVP, LPV có thể gây dị ứng. Nhẹ thì có biểu hiện ban đỏ rải rác, ngứa… hết khi điều trị bằng kháng histamin; nhưng cũng có thể bị dị ứng nặng như hội chứng Stevens Johnson, Lyell có thể đe dọa tính mạng (có thể gặp khi dùng các thuốc: EFV, NVP). Khi bị dị ứng thuốc nặng cần ngừng thuốc ngay và điều trị tích cực tại các trung tâm y tế có đủ điều kiện.

Rối loạn giấc ngủ, ác mộng: hay gặp biểu hiện này khi dùng các thuốc sau: EFV, 3TC. Nên dùng vào buổi tối, trước khi đi ngủ. Các triệu chứng này thường không kéo dài. Có thể dùng các loại thuốc an thần, thuốc hỗ trợ để ngủ tốt hơn.

Một số độc tính, tác dụng phụ khác của thuốc ARV có thể gặp khi điều trị:

Bệnh lý thần kinh ngoại vi: biểu hiện rối loạn cảm giác ngoại vi, chủ yếu đầu chi, đi lại khó khăn. Thường gặp khi dùng d4T, ddI, các thuốc kháng retrovirus non-nucleosid. Cần dùng vitamin B liều cao, nếu nặng phải thay thế thuốc.

Viêm tụy: gặp khi dùng ddI, d4T. Cần dừng ngay thuốc và thay bằng ZDV.

Phân bố lại mỡ: khi dùng ddI, thuốc ức chế protease. Biểu hiện tăng tích tụ mỡ ở ngực, bụng, lưng, gáy; teo mô mỡ ở cánh tay, cẳng chân, mông, má.

Độc cho gan: NPV, EFV, ZDV và thuốc ức chế protease rất độc với gan, gây hủy hoại tế bào gan, tăng men gan. Cần ngừng thuốc nếu có tăng men gan gấp 5 lần bình thường.

Độc với thần kinh trung ương: EFV biểu hiện lẫn lộn, rối loạn tâm thần, trầm cảm. Cần dừng và thay thế thuốc khi bệnh nhân có vấn đề về tâm thần kinh.

 

 

Người nhiễm HIV có thể sống được bao lâu ?

Tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV đã được cải thiện cực kỳ ngoạn mục trong những năm gần đây. Thông tin mới dành cho những người quan tâm.

Tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV đã được cải thiện cực kỳ ngoạn mục trong những năm gần đây. Nhờ có các phương pháp điều trị tiên tiến, đặc biệt là liệu pháp điều trị kháng vi-rút, hay còn gọi là ART (viết tắt của Anti- Retroviral Therapy).

ART là liệu pháp điều trị sử dụng các thuốc kháng vi-rút, hay còn gọi là thuốc ARV (Anti-retrovirus) mà người bị nhiễm HIV ngày nay hoàn toàn có thể hi vọng có một cuộc sống khỏe mạnh và thậm chí là có thể sống thọ.

Vào những năm 1980, khi mà HIV và AIDS bùng phát thành đại dịch thế kỷ thì HIV được xem là một bản án tử hình. Tuy nhiên, ngày nay người ta có thể kiểm soát được HIV như là một bệnh mãn tính chẳng khác gì bệnh tiểu đường hay chứng liệt tim.

Phạm vi bài báo này chỉ bàn tới mức độ phát triển của các phương pháp điều trị, kiểm soát HIV và viễn cảnh dài hạn của căn bệnh này.

Những thành công vượt trội gần đây trong lĩnh vực điều trị HIV

Chính sự tiến bộ trong các phương pháp điều trị y tế, đặc biệt là việc áp dụng liệu pháp kết hợp các loại thuốc kháng retrovirus (ARV) là nguyên nhân chính giúp kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân nhiễm HIV.

Các loại thuốc ARV này có tác dụng làm chậm sự nhân lên của vi-rút HIV trong cơ thể, do đó làm tăng khả năng miễn dịch và giảm khả năng mắc các nhiễm trùng cơ hội. Nhờ đó liệu pháp này đã giúp ngăn chặn quá trình chuyển hóa từ HIV qua AIDS hoặc chuyển qua giai đoạn 3 của HIV.

Trong những năm 1980 và những năm 1990, người ta thường áp dụng liệu pháp điều trị đơn trị liệu. Tuy nhiên liệu pháp điều trị lý tưởng hiện nay được cải tiến thành liệu pháp kép, bao gồm các kết hợp (“cocktail”) sử dụng từ 3 hay nhiều loại thuốc kháng vi-rút kết hợp cùng với nhau.

Vì mỗi một loại thuốc sẽ có chức năng kháng vi-rút HIV theo cách khác nhau, do đó việc điều trị bằng liệu pháp kết hợp các loại thuốc kháng vi-rút là phương pháp được ưu tiên hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là người bệnh phải được tiếp cận với liệu pháp điều trị này càng sớm càng tốt sau khi có chẩn đoán bị nhiễm HIV.

Một nghiên cứu năm 2017 được đăng trên tạp chí AIDS cho thấy trước đây khi một người bị nhiễm HIV ở độ tuổi 20 được áp dụng phương pháp điều trị sớm bằng liệu pháp đơn trị liệu thì trung bình họ có thể sống thêm được khoảng 11,8 năm mà thôi.

Tuy nhiên, kể từ khi áp dụng liệu pháp trị liệu kép, liệu pháp “cocktail”, sử dụng kết hợp 3 hoặc nhiều hơn 3 loại thuốc kháng vi-rút cùng nhau thì tuổi thọ của họ đã có thể kéo dài thêm tới 54,9 năm nữa.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng không có sự chênh lệch lớn về tuổi thọ của những người nhiễm HIV có trình độ học thức cao so với những nhóm người nhiễm H khác.

Trong khi các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục trên con đường nghiên cứu các phương pháp điều trị HIV thì liệu pháp kết hợp các loại thuốc kháng vi-rút vẫn đang có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và cải thiện sức khỏe cho các bệnh nhân nhiễm HIV.

Các loại thuốc này giúp ức chế nồng độ vi-rút HIV trong máu tới mức thấp nhất, thậm chí có thể ở mức không phát hiện được (âm tính). Tuy nhiên, điều quan trọng tiên quyết khi áp dụng liệu pháp này, đó là bênh nhân phải tuyệt đối tuân theo phác đồ điều trị một cách cực kỳ nghiêm ngặt.

Các báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật của Hoa Kỳ (CDC) đã chứng minh rằng khi một người đang được điều trị liệu pháp kháng vi-rút và đã đạt tải lượng vi-rút ở ngưỡng không phát hiện được trong máu nữa (âm tính) thì nguy cơ lây truyền HIV sang người khác gần như là bằng không. “Không phát hiện = Không lây truyền”.

Chính phát hiện này đã dẫn các nhà nghiên cứu tới một khái niệm “điều trị như phòng ngừa”, giúp ngăn chặn việc truyền bệnh cho người khác thông qua hoạt động quan hệ tình dục, dùng chung kim tiêm ma túy, từ mẹ sang con trong khi mang thai, sinh con và cho con bú.

Bởi vì bệnh nhân nhiễm H hiện nay đang sống lâu hơn, kéo dài tuổi thọ hơn cho nên họ cũng đang phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe tuổi già giống hệt như thế hệ người già bình thường.

Ví dụ: Thực sự không hề dễ dàng để phân biệt bệnh Alzheimer ở người già bình thường với các biểu hiện rối loạn nhận thức hệ thần kinh liên quan tới HIV. Việc này đang dần trở thành vấn đề nổi cộm đối với nhóm người già sống chung với bệnh HIV.

Ngay cả khi có các phương pháp điều trị tiến bộ như liệu pháp sử dụng “cocktail” thuốc kháng vi-rút thì những người nhiễm H vẫn có nguy cơ phải đối mặt với rất nhiều tác dụng phụ lâu dài của thuốc hoặc tác dụng phụ của chính căn bệnh HIV này.

Những bệnh thường mắc phải đối với các bệnh nhân nhiễm HIV lâu năm bao gồm:

• Bệnh tim mạch

• Bệnh phổi

• Một số bệnh ung thư

• Rối loạn thần kinh liên quan đến HIV

• Bệnh gan, bao gồm viêm gan B và viêm gan

Vi-rút HIV làm tăng tình trạng viêm mãn tính trong cơ thể, khiến bệnh nhân nhiễm H có nguy cơ mắc nhiều bệnh bệnh khác. Tuy nhiên, việc này cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa.

Thuốc kháng vi-rút có cả tác dụng phụ ngắn hạn và dài hạn. Hầu hết các tác dụng phụ có thể kiểm soát được nhưng cũng không loại trừ trường hợp có thể biến thành trạng thái nghiêm trọng. Khi bệnh nhân nhiễm H lo lắng về tác dụng phụ của thuốc thì bệnh nhân nên nói chuyện với bác sỹ hoặc nơi cung cấp dịch vụ điều trị cho mình để có giải pháp phù hợp.

Tác dụng phụ lâu dài từ thuốc kháng retrovirus bao gồm:

• Suy thận

• Suy gan

• Bệnh tim

• Bệnh tiểu đường loại 2

• Nồng độ cholesterol trong máu cao

• Loạn tỉ lệ mỡ trong cơ thể, hoặc thay đổi cách cơ thể tích tụ lượng béo

• Loãng xương

• Bệnh thần kinh

Cảnh báo

Tuổi thọ của những người nhiễm HIV đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây. Người nhiễm HIV ngày nay hoàn toàn có thể hy vọng kéo dài tuổi thọ thêm nhiều năm kể từ khi họ bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng vi-rút kết hợp.

 

Một nghiên cứu năm 2017 đăng trên tạp chí Y khoa HIV chứng minh rằng một người nhiễm HIV sống ở một quốc gia có thu nhập cao sẽ có thể tăng thêm được khoảng 43.3 tuổi nếu họ bị chẩn đoán nhiễm H vào năm 20 tuổi.

Tuy nhiên, nếu không tuân thủ điều trị một cách đầy đủ và nghiêm ngặt thì vi-rút HIV sẽ phát triển với tốc độ cực nhanh và sẽ nhanh chóng phá hỏng các tế bào trong hệ thống miễn dịch.

Do đó, điều tiên quyết quan trọng đối với một bệnh nhân nhiễm HIV là tuyệt đối tuân thủ kế hoạch điều trị để duy trì vi-rút bị ức chế trong máu.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần kết hợp chặt chẽ với nơi điều trị cho mình để theo dõi các chỉ số cơ bản thường xuyên và cũng cần cân đối các khía cạnh khác trong cuộc sống cá nhân để đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc.

*Theo medicalnewstoday

 

Biểu hiện nhiễm HIV ở nam giới

HIV là một virus nguy hiểm, có thể lây nhiễm cho cả hai giới, tấn công và phá hủy hệ miễn dịch. Điểm đặc biệt của HIV là không giống như những virus khác bị hệ miễn dịch của con người tấn công và đào thải, HIV lại có khả năng tấn công và làm suy yếu hệ miễn dịch bằng cách tiêu diệt các tế bào CD4, loại bỏ khả năng phòng vệ của cơ thể người.

1. Con đường lây truyền HIV

HIV lây truyền qua các dịch của cơ thể, bao gồm:

  • Máu.
  • Tinh dịch.
  • Dịch âm đạo và trực tràng.
  • Sữa mẹ.

Nhiễm HIV là một tình trạng mạn tính, hiện chưa có cách điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác đồ, HIV có thể bị khống chế, bệnh nhân sẽ có thời gian sống dài gần như người không nhiễm HIV.

2. Tiến triển chung của HIV

HIV tiến triển theo ba giai đoạn. Mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi những dấu hiệu và triệu chứng riêng.

  • Giai đoạn 1: Là giai đoạn cấp tính, thường xảy ra từ 2 – 4 tuần sau lây nhiễm, và dễ bị bệnh nhân bỏ qua. Các triệu chứng tiêu biểu thường giống như nhiễm cúm, bao gồm sốt, mệt mỏi, ớn lạnh. Một số người không nhận ra mình đã bị lây nhiễm bởi các triệu chứng biểu hiện nhẹ và không khiến cơ thể mệt mỏi. Nếu nghi ngờ nhiễm virus HIV, bệnh nhân nên đi khám càng sớm càng tốt.
  • Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn không triệu chứng, có thể kéo dài tới 10 năm hoặc hơn nữa. Ở giai đoạn này, nếu bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp kháng virus (antiretroviral therapy – ART), virus có thể bị khống chế và HIV sẽ không tiếp tục tiến triển, đồng nghĩa với việc giảm khả năng lây truyền virus sang người khác. Nếu không được điều trị, virus sẽ tiếp tục nhân lên trong cơ thể. Trên thực tế, nhiều trường hợp số lượng virus trong cơ thể vẫn ở mức quá thấp để các xét nghiệm có thể phát hiện ra, do đó để chắc chắn cần làm lại xét nghiệm sau khoảng thời gian là 6 tháng.
  • Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn cuối – AIDS, hệ miễn dịch của cơ thể đã bị suy yếu hoàn toàn. Lúc này cơ thể không còn khả năng chống đỡ với các tác nhân gây bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiễm trùng cơ hội bùng phát, và hậu quả nặng nhất là gây tử vong.
Các triệu chứng tiêu biểu thường giống như nhiễm cúm, bao gồm sốt, mệt mỏi, ớn lạnh

3. Các triệu chứng nhiễm HIV ở nam giới

Mỗi nam giới là một cá thể khác biệt, do đó triệu chứng HIV ở người này so với người khác rất thay đổi. Tuy nhiên các biểu hiện của HIV vẫn theo ba giai đoạn tiến triển chung của bệnh.

3.1 Giai đoạn 1

Khoảng 80% nam giới phơi nhiễm với HIV sau 2 – 4 tuần sẽ xuất hiện các biểu hiện giống như cúm. Đây là giai đoạn nhiễm HIV cấp tính, và các triệu chứng hay gặp nhất bao gồm:

  • Phát ban trên cơ thể.
  • Sốt.
  • Đau họng.
  • Đau đầu nghiêm trọng.

Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm:

  • Mệt mỏi.
  • Sưng đau hạch bạch huyết.
  • Loét miệng hoặc bộ phận sinh dục.
  • Đau cơ.
  • Đau khớp.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Đổ mồ hôi ban đêm.

Các triệu chứng thường kéo dài từ một tới hai tuần. Các triệu chứng nhiễm HIV ở nam giới và ở nữ giới là giống nhau, nhưng vết loét sinh dục trên dương vật là biểu hiện đặc trưng ở nam giới. HIV cũng có thể dẫn tới suy chức năng tuyến sinh dục nam giới do giảm tiết nội tiết tố sinh dục nam.

Bất cứ ai xuất hiện những dấu hiệu trên và nghĩ bản thân có thể đã phơi nhiễm với HIV nên đi thăm khám càng sớm càng tốt.

3.2 Giai đoạn 2

Sau khi những dấu hiệu và triệu chứng đầu tiên biến mất, HIV thường không xuất hiện thêm biểu hiện nào nữa trong nhiều năm. Trong khoảng thời gian này, virus vẫn tiếp tục nhân lên và bắt đầu làm suy yếu hệ miễn dịch, nhưng bên ngoài bệnh nhân trông vẫn có vẻ bình thường. Giai đoạn này virus có thể lây nhiễm cho người khác, do đó việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng.

3.4 Giai đoạn 3

Đến thời điểm này, HIV đã phá hủy được hệ miễn dịch của cơ thể. Giai đoạn này còn được gọi dưới cái tên AIDS, là giai đoạn cuối của bệnh.

Bệnh nhân lúc này không còn khả năng chống đỡ trước các tác nhân gây bệnh, và nhiễm trùng cơ hội sẽ bùng phát. Nhiễm trùng cơ hội là các tình trạng mà bình thường cơ thể con người có thể chống lại, nhưng người nhiễm HIV thì không. Những người nhiễm HIV có thể thấy rằng họ thường xuyên bị cảm lạnh, cảm cúm, và hay nhiễm nấm. Khi tiến triển đến giai đoạn 3 sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Buồn nôn, nôn.
  • Tiêu chảy dai dẳng.
  • Mệt mỏi mạn tính.
  • Sụt cân nhanh.
  • Ho, thở khó.
  • Sốt tái diễn, ớn lạnh, ra mồ hôi ban đêm.
  • Phát ban, mẩn rát, hoặc các vết loét ở miệng hoặc mũi, ở bộ phận sinh dục, hoặc dưới da.
  • Sưng đau hạch kéo dài vùng nách, bẹn và cổ.
  • Mất trí nhớ, loạn thần hoặc các rối loạn tâm thần khác.

4. Thời điểm xét nghiệm HIV cho nam giới

Nam giới có hoạt động tình dục nên kiểm tra HIV ít nhất một lần trong đời. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention – CDC) khuyến cáo những người có yếu tố nguy cơ nên thực hiện xét nghiệm định kì mỗi năm một lần (những người này là: nam giới đồng tính và lưỡng tính, nam giới có quan hệ đồng giới và nam giới tiêm chích ma túy).

Nếu nghi ngờ phơi nhiễm HIV hoặc có quan hệ tình dục không an toàn cũng nên đi xét nghiệm.

5. Cách phòng ngừa HIV cho nam giới

Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục

Nam giới có thể phòng tránh HIV bằng những cách sau:

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục: Dù quan hệ tình dục qua đường âm đạo hay hậu môn, nếu sử dụng đúng cách, bao cao su mang lại hiệu quả cao trong phòng tránh lây nhiễm HIV.
  • Không tiêm chích ma túy: Tốt nhất không nên sử dụng ma túy dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu tiêm chích ma túy, không dùng chung hay tái sử dụng bơm kim tiêm.
  • Luôn cảnh giác: Luôn cẩn thận khi tiếp xúc với máu, hãy sử dụng găng tay hoặc đồ bảo hộ để ngăn lây nhiễm.
  • Xét nghiệm HIV: Nên thực hiện xét nghiệm HIV theo khuyến cáo.

 

Kỹ thuật xét nghiệm test nhanh HIV

Test nhanh là một phương pháp xét nghiệm giúp kiểm tra, đánh giá nguy cơ mắc bệnh một cách nhanh chóng, tiện lợi, đặc biệt trong các xét nghiệm sàng lọc về HIV, viêm gan siêu vi B,… Vậy nguyên lý của xét nghiệm là test nhanh là gì? Cần thực hiện những tiêu chuẩn nào để thực hiện xét nghiệm test nhanh?

 

1. Nguyên lý xét nghiệm test nhanh

Xét nghiệm test nhanh là xét nghiệm dựa trên nguyên lý sắc ký miễn dịch pha rắn nhằm phát hiện định tính kháng nguyên hoặc kháng thể, hoặc cả kháng nguyên – kháng thể hoặc chất/ hợp chất (tùy từng loại sinh phẩm) trong mẫu bệnh phẩm.

Ảnh 1: Hình ảnh test nhanh Determine HIV ½ phát hiện kháng thể HIV 1 và 2

Với loại test phát hiện kháng nguyên A hoặc kháng thể kháng B hoặc cả kháng nguyên A và kháng thể kháng B: Lớp màng được phủ sẵn các kháng thể kháng A hoặc kháng nguyên B hoặc cả hai tại 2 vị trí khác nhau trên vùng kết quả của test thử. Trong quá trình xét nghiệm, hỗn hợp mẫu bệnh phẩm di chuyển lên kiểu sắc ký trên bề mặt màng nhờ hiện tượng mao dẫn để phản ứng với các kháng thể kháng A hoặc kháng nguyên B đã gắn trên màng và tạo ra vạch màu. Sự xuất hiện vạch màu chứng tỏ có sự hiện diện của kháng nguyên A hoặc kháng thể kháng B hoặc cả kháng nguyên A và kháng thể kháng B (khi có 2 vạch màu) trong mẫu bệnh phẩm.

Để làm đối chứng theo quy trình, một vạch màu sẽ luôn xuất hiện trong vùng chứng.

Ví dụ: Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên: HbsAg nhanh, ChlamydiaAg nhanh, Helicobacter pyloriAg nhanh,…

Xét nghiệm phát hiện kháng thể: Dengue IgG/IgM, HCVAb nhanh, xét nghiệm phát hiện HIV nhanh bằng sinh phẩm Determine HIV ½,….

Xét nghiệm cả kháng nguyên và kháng thể: Dengue Combo NS1 & IgG/ IgM,…

2. Tiêu chuẩn mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm test nhanh

–  Mẫu đạt tiêu chuẩn về cả chất lượng và số lượng theo yêu cầu tùy từng loại xét nghiệm.

–  Nhiệt độ và thời gian bảo quản theo đúng hướng dẫn của từng sinh phẩm sử dụng.

–  Đúng thời điểm lấy mẫu: ví dụ để chẩn đoán sốt Dengue nên lấy mẫu 1 ngày sau sốt (tùy vào khuyến cáo của từng sinh phẩm).

–  Đúng vị trí lấy mẫu: ví dụ bệnh phẩm làm ChlamydiaAg nhanh lấy dịch cổ tử cung.

Ảnh 2: Kết quả test nhanh có thể sai lệch khi pha loãng mẫu hoặc trộn mẫu

– Mẫu không được trộn lẫn và tuyệt đối không pha loãng nếu không được khuyến cáo.

3. Tiêu chuẩn que thử làm xét nghiệm test nhanh

–  Que thử được đóng gói riêng biệt và giữ trong túi/ hộp hàn kín trước khi sử dụng

– Que thử vẫn còn hạn sử dụng.

– Que thử được đánh giá đạt chất lượng trước khi đưa vào sử dụng: đạt chất lượng theo công bố nhà sản xuất và đánh giá của phòng xét nghiệm.

– Que thử sử dụng có độ nhạy, độ đặc hiệu cao và được Tổ chức y tế thế giới (WHO), Bộ y tế đánh giá đạt chất lượng và cho phép sử dụng trên lâm sàng.

Ảnh 3: Test nhanh xét nghiệm HIV

4. Quy trình chuẩn đảm bảo chất lượng xét nghiệm test nhanh

– Nguyên tắc xét nghiệm:

+ Tuân thủ chặt chẽ quy trình xét nghiệm.

+ Đủ lượng mẫu bệnh phẩm theo khuyến cáo, tuyệt đối không trộn mẫu xét nghiệm. Lượng kháng nguyên/ kháng thể trong mẫu bệnh phẩm đã được tính toàn và nghiên cứu trên quần thể lớn cho kết quả chính xác phù hợp với lượng kháng thể/ kháng nguyên gắn sẵn trên màng que thử.

+ Không sử dụng test kém chất lượng hay hết hạn sử dụng.

+ Kỹ thuật viên thực hiện xét nghiệm cần được đào tạo và đánh giá đạt (thành thạo) để thực hiện kỹ thuật.

+ Chỉ đọc kết quả trong đúng thời gian khuyến cáo.

+ Kết quả chỉ được chấp nhận khi có vạch chứng xuất hiện.

+ Ít nhất 02 kỹ thuật viên đọc và điền kết quả và có ghi chép vào sổ/ phần mềm và lưu lại.

– Quy trình xét nghiệm

+ Chuẩn bị mẫu:

Ảnh 4: Mẫu được kiểm tra trước khi làm xét nghiệm test nhanh

· Mẫu đầy đủ và đúng thông tin bệnh nhân (mã ID, tên tuổi, có chữ ký trên ống, chỉ định xét nghiệm).

· Mẫu đạt chất lượng (không vỡ hồng cầu, lấy đúng vị trí/ thời điểm) và số lượng .

+ Chuẩn bị test thử:

· Kiểm tra thông tin test: nguyên vẹn trong túi, còn hạn sử dụng.

· Test thử đạt chất lượng về nội kiểm, lô/ lot, đánh giá hóa chất ban đầu.

+ Chuẩn bị hóa chất, vật tư khác:

· Đồng hồ bấm giờ.

· Bút, sổ sách ghi chép.

+ Xử lý mẫu ban đầu (tùy thuộc vào từng loại test).

+ Thực hiện quy trình xét nghiệm:

· Bóc que thử, kiểm tra tính nguyên vẹn của que thử, mã hóa tên, mã ID lên que thử.

· Thực hiện quy trình kỹ thuật theo lược trình có sẵn tại vị trí làm việc.

Ảnh 5: Kết quả xét nghiệm test nhanh được đọc đối chứng bởi 2 KTV

· Đọc kết quả khi đến giờ, đọc đối chứng 2 kỹ thuật viên thành thạo và điền kết quả.

 

 

Sống và điều trị HIV như thế nào ?

Những tiến bộ của y học trong điều trị HIV giúp những người bị nhiễm virus có chất lượng cuộc sống tốt hơn và kéo dài tuổi thọ. Đối với hầu hết mọi người, khi nhiễm virus HIV đều không ảnh hưởng đến khả năng làm việc, đi học hoặc giao tiếp xã hội..

1. Bị nhiễm HIV có nghĩa là bạn bị AIDS ?

Trả lời: Điều đó là sai. Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là một loại virus phá hủy các tế bào miễn dịch CD4 có chức năng giúp chống lại bệnh tật của cơ thể. Với các loại thuốc phù hợp, bạn có thể bị nhiễm HIV trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ mà không bị HIV tiến triển thành AIDS. AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) được chẩn đoán khi bạn bị nhiễm HIV cũng như một số bệnh nhiễm trùng cơ hội nhất định hoặc số lượng tế bào CD4 của bạn giảm xuống dưới 200.

 

2. Khó lây nhiễm HIV từ những người tiếp xúc thông thường

Trả lời: Điều đó là đúng. Bạn không thể bị lây truyền HIV từ việc ôm ai đó, sử dụng cùng một chiếc khăn hoặc dùng chung một ly. Rất hiếm khi nhiễm HIV từ truyền máu do trước khi thực hiện truyền máu, thì máu ở Hoa Kỳ hay Việt Nam đều được kiểm tra rất cẩn thận. Tuy nhiên, bạn có thể mắc bệnh do quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung kim tiêm hoặc xăm hình từ các thiết bị không được khử khuẩn.

3. Khi nhiễm HIV, bạn chỉ còn vài năm để sống

Trả lời: Điều đó là sai. Do các loại thuốc HIV hiện đã có sẵn nên rất nhiều người có thể sống hàng thập kỷ với HIV và có tuổi thọ bình thường hoặc gần như bình thường. Bạn có thể giúp ngăn ngừa HIV tiến triển thành AIDS bằng cách đi khám bác sĩ thường xuyên, uống thuốc và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bạn có thể giúp ngăn ngừa HIV tiến triển thành AIDS bằng cách đi khám bác sĩ thường xuyên, uống thuốc và làm theo hướng dẫn của bác sĩ

4. Bạn sẽ biết khi nào mình bị nhiễm HIV vì có các triệu chứng điển hình

Trả lời: Điều đó là sai. Một số người không có dấu hiệu nhiễm HIV trong nhiều năm sau khi bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nhiều người có thể có một số triệu chứng trong vòng 10 ngày đến vài tuần sau khi bị nhiễm bệnh. Những triệu chứng đầu tiên này tương tự như cúm hoặc tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn (mononucleosis) và có thể bao gồm sốt, sưng hạch bạch huyết, đau họng, phát ban và đau cơ. Các triệu chứng này thường biến mất sau một vài tuần và bạn có thể không có triệu chứng này nữa trong vài năm. Cách duy nhất để chắc chắn bạn bị nhiễm HIV là đi xét nghiệm máu.

5. HIV có thể được chữa khỏi

Trả lời: Điều đó là sai. Hiện tại chưa có cách điều trị HIV khỏi hoàn toàn trong hầu hết các trường hợp, điều trị có thể kiểm soát tải lượng vi rút và giúp duy trì hệ thống miễn dịch của bạn. Một số loại thuốc cản trở vào protein HIV sao chép chính nó hay một số thuốc khác thì ngăn chặn virus xâm nhập hoặc chèn vật liệu di truyền của nó vào các tế bào miễn dịch của bạn. Tất cả những người nhiễm HIV nên bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng vi-rút. Bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn có thể sử dụng thuốc nào là tốt nhất cho bạn.

6. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm HIV

Trả lời: Điều này là đúng. Khoảng 37.600 người ở Hoa Kỳ bị nhiễm HIV mỗi năm và hơn 12.000 người bị AIDS chết mỗi năm. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm HIV bao gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em, những người đồng tính. Quan hệ tình dục giữa nam giới và nam giới chiếm khoảng 26.300 ca nhiễm HIV mới mỗi năm, phụ nữ chiếm khoảng 7.400 ca nhiễm mới. Người Mỹ gốc Phi có số lượng người nhiễm HIV cao nhất so với các chủng tộc và sắc tộc khác.

7. Quan hệ tình dục an toàn kể cả khi cả hai đều nhiễm HIV

Trả lời: Điều đó là đúng. Kể cả khi bạn và bạn tình đều nhiễm HIV thì điều đó không có nghĩa là bạn nên quên đi việc bảo vệ khi quan hệ tình dục. Sử dụng bao cao su hoặc hàng rào latex khác có thể giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác cũng như các chủng HIV khác, có thể có kháng thuốc chống HIV. Ngay cả khi bạn đang được điều trị và cảm thấy sức khỏe tốt, bạn vẫn có thể lây nhiễm cho người khác.

8. Bạn có thể có con kể cả khi bạn bị nhiễm HIV

Trả lời: Điều đó là đúng. Người mẹ bị nhiễm bệnh có thể truyền HIV cho con trong khi mang thai hoặc sinh nở. Nhưng bạn có thể giảm thiểu rủi ro này bằng cách nói chuyện với bác sĩ và nhận được sự chăm sóc, thuốc men phù hợp. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV có thể dùng thuốc để điều trị nhiễm trùng và giúp bảo vệ em bé chống lại virus.

Phụ nữ mang thai nhiễm HIV có thể dùng thuốc để điều trị nhiễm trùng và giúp bảo vệ em bé chống lại virus

9. Bạn không thể tránh các bệnh nhiễm trùng khác liên quan đến HIV

Trả lời: Điều đó là sai. Những người nhiễm HIV có thể có khả năng bị nhiễm trùng như viêm phổi, lao, nhiễm nấm candida, cytomegalovirus và nhiễm toxoplasmosis. Cách tốt nhất để giảm rủi ro là dùng thuốc điều trị HIV. Những người bị nhiễm HIV tiến triển (AIDS) có thể ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng này bằng các loại thuốc cụ thể ngoài liệu pháp kháng vi-rút. Bạn có thể giảm tiếp xúc với một số vi trùng bằng cách tránh các nguồn gây ô nhiễm như thịt chưa nấu chín, nguồn nước bị ô nhiễm…

10. Bạn không thể có được thuốc mà không có bảo hiểm

Trả lời: Điều đó là sai. Có các chương trình của chính phủ, các nhóm phi lợi nhuận và một số công ty dược phẩm có thể giúp bạn trang trải chi phí cho thuốc HIV / AIDS.

Gói khám sàng lọc bệnh xã hội tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giúp khách hàng thăm khám và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc xét nghiệm HIV Ab test nhanh, xét nghiệm Chlamydia test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidium test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidum TPHA định tính và định lượng, xét nghiệm vi khuẩn nhuộm soi và xét nghiệm vi nấm nhuộm soi nhằm chẩn đoán nguy cơ bệnh và đưa ra phác đồ điều trị.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Arv là gì?

ARV Là nhóm thuốc kháng HIV có cơ chế ức chế men sao chép ngược của virus làm ức chế sự nhân đôi của virus giúp bảo vệ tế bào T, bảo toàn hệ thống miễn dịch. Khi mua ARV cần xem xét xét nghiệm HIV dương tính, và tác dụng phụ hay gặp.

 

 

 

Các phương pháp xét nghiệm HIV

Các xét nghiệm HIV hiện nay rất chính xác trong việc phát hiện HIV. Tuy nhiên không có xét nghiệm nào có thể phát hiện HIV ngay sau khi phơi nhiễm. Thời gian xét nghiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm loại xét nghiệm đang được sử dụng.

Một nhân viên phòng khám Glink đang thực hiện lấy mẫu xét nghiệm

Các xét nghiệm HIV tìm kiếm gì?

Các xét nghiệm HIV khác nhau hoạt động bằng các tìm kiếm ba yếu tố khác nhau:

  • Protien trên bề mặt của vi-rút (hay còn gọi là kháng nguyên – Ag), ví dụ protein 24 (còn gọi là p24).
  • Khánh thể kháng vi-rút (hay còn gọi là kháng thể – Ab).
  • Vật liệu di truyền từ vi-rút (RNA hoặc DNA)

Theo đó, sẽ phân nhóm các loại xét nghiệm HIV chính:

  • Xét nghiệm chỉ tìm kháng nguyên, rất hiếm khi được sử dụng.
  • Xét nghiệm chỉ tìm kháng thể (Ví dụ xét nghiệm dịch miệng, SD HIV )
  • Xét nghiệm kết hợp tìm kháng nguyên lẫn kháng thể (ví dụ xét nghiệm Alere HIV Combo Ag/Ab.
  • Xét nghiệm tải lượng vi-rút (ví dụ xét nghiệm RNA PCR).

Xét nghiệm Alere HIV Combo Ag/Ab

Xét nghiệm HIV mất bao lâu?

Nhiều xét nghiệm hiện đại ngày nay chỉ cần mất từ 15 đến 20 phút để thực hiện và nhận kết quả và có thể thực hiện tại nhà. Một số xét nghiệm khác cần thực hiện trong phòng thí nghiệm và mất thời gian lâu hơn. Các xét nghiệm được gửi đến phòng thí nghiệm thường được các nhân viên tư vấn hẹn vài ngày để trả kết quả sau khi lấy mẫu.

Đối với các xét nghiệm nhanh, kết quả trả về nếu như là có phản ứng thì bạn cần phải làm các bước tiếp theo để xét nghiệm khẳng định xem mình có dương tính với HIV hay không.

Một số xét nghiệm HIV cần phải được thực hiện trong phòng thí nghiệm

Xét nghiệm HIV có được tư vấn không?

Trước khi xét nghiệm HIV, bạn cần được tư vấn trước xét nghiệm để hiểu rõ về nguy cơ nhiễm HIV của bản thân, cũng như được giải thích về ý nghĩa của xét nghiệm HIV. Hầu hết các cơ sở cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV uy tín đều có nhân viên tư vấn trước xét nghiệm.

Trong quá trình trả kết quả xét nghiệm HIV, bạn vẫn cần được tư vấn để hiểu rõ ý nghĩa của kết quả xét nghiệm. Sau khi hiểu được kết quả xét nghiệm, một người tư vấn tốt sẽ tiếp tục giúp bạn có kế hoạch tiếp theo với kết quả mà bạn nhận được.

Tại các phòng khám điều trị HIV hiện nay, người tư vấn cho bạn sẽ giúp bạn tìm hiểu về các biện pháp phòng ngừa HIV.

Bạn nên được tư vấn trước khi xét nghiệm HIV và khi trả kết quả

Các xét nghiệm HIV có chính xác không?

Các xét nghiệm HIV hiện nay đều có độ chính xác rất cao. Tuy nhiên, các kết quả này có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:

  • Thời gian bạn làm xét nghiệm HIV sớm hơn thời gian các loại xét nghiệm có thể phát hiện ra. Hầu hết các xét nghiệm HIV hiện nay đều có thể phát hiện được sau 3 tháng kể từ khi bạn có nguy cơ nhiễm HIV. Ngoài ra, xét nghiệm HIV thế hệ thứ tư Combo Ag/Ab có thể phát hiện từ ngày thứ 21 trở đi kể từ khi bạn có nguy cơ.
  • Thao tác chính xác của các nhân viên xét nghiệm. Bạn nên chọn những cơ sở chuyên về khám và điều trị HIV để các nhân viên có thể giúp bạn xét nghiệm có kết quả chính xác. Đồng thời, những cơ sở này còn giúp bạn có các kế hoạch tiếp theo sau khi nhận kết quả xét nghiệm.

Tôi có nên đi xét nghiệm HIV không?

Bất kì ai cũng nên đi xét nghiệm HIV ít nhất một lần trong đời. Đặc biệt, trước những sự kiện quan trọng như quyết định chung sống, kết hôn hay có ý định có con, xét nghiệm HIV là cần thiết để bạn có kế hoạch bảo vệ sức khoẻ và xây dựng cuộc sống tốt hơn.

Đối với những người có nguy cơ nhiễm HIV do các hành vi như quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn, sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc vật sắc nhọn dễ gây thương tích với người khác, bị thương do vật sắc nhọn có nguy cơ phơi nhiễm HIV thì cần xét nghiệm HIV.

Nếu các hành vi nguy cơ xảy ra nhiều lần và thường xuyên, bạn nên xét nghiệm HIV định kì từ 3 đến 6 tháng một lần.

Xét nghiệm SD HIV 3.0

Tôi có thể xét nghiệm HIV ở đâu?

Bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để làm xét nghiệm HIV. Các cơ sở chuyên khám và điều trị HIV sẽ có nhiều kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ bạn trong khi xét nghiệm và sau khi nhận kết quả.

Tại TP.HCM, bạn có thể đến một trong hai chi nhánh của Glink (chi nhánh thứ nhất ở địa chỉ 163/15/6 đường Tô Hiến Thành, quận 10; chi nhánh thứ hai ở số 17 đường số 12, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức). Tại Hà Nội, bạn có thể đến số 18 ngõ 9, phố Minh Khai, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng.

Ngoài ba chi nhánh kể trên, Glink còn có hai chi nhánh khác  ở Cần Thơ (22/10 Trần Quang Khải, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều) và Nghệ An (số 5A ngõ 112 đường Lệ Ninh, phường Quán Bàu, TP Vinh).

Ngoài ra, bạn cũng nên xét nghiệm thêm các nhiễm trùng qua đường tình dục khác như giang mai, viêm gan siêu vi B, C, v.v. để biết chắc chắn về tình trạng sức khoẻ của bản thân.

 

 

HIV/AIDS là gì?

HIV là một hội chứng gây suy giảm miễn dịch ở người do nhiễm phải virus HIV (Human Immunodeficiency Virus). Virus gây nên bệnh HIV thuộc họ Retroviridae,  loại virus có vật chất di truyền  RNA một sợi dương có áo ngoài

 

Theo qui định tại Điều 2 của Pháp lệnh phòng chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người ( HIV/AIDS), thuật ngữ HIV và AIDS được hiểu như sau:

– HIV là loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú.

– AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và dẫn đến chết người.

– Nhiễm trùng cơ hội là những nhiễm trùng xảy ra nhân cơ hội cơ thể bị suy giảm miễn dịch do bị nhiễm HIV.

Hiện nay, dưới sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, HIV/AIDS được hiểu sâu sắc hơn như sau:

– HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người.

– AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người nhưng tựu chung lại trong khoảng thời gian trung bình là 5 năm